logo

Bệnh viện giao thông vận tải

Sức khỏe của bạn - Sứ mệnh của chúng tôi

THOÁT VỊ BẸN

Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp, do các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hoặc điểm yếu vùng bẹn. Bệnh thường gặp ở nam giới, mọi lứa tuổi, đặc biệt dưới 1 tuổi, trên 55 tuổi. Tỷ lệ thường gặp: 100 - 300 trường hợp/100.000 dân.

1. Giải phẫu vùng bẹn

2. Lịch sử bệnh lý thoát vị bẹn

Trường hợp đầu tiên được y văn ghi nhận vào năm 1500 năm trước công nguyên tại Hy Lạp. Năm 1721, William Cheselden mổ 1 trường hợp thoát vị bẹn, kết quả bệnh nhân sống và không bị tái phát. Thế kỷ 19 - 20, sự hiểu biết về sinh lý, giải phẫu vùng bẹn đạt nhiều tiến bộ nên rất nhiều phương pháp mổ thoát vị bẹn ra đời: phương pháp Bassini (1884), Shouldice (1935).

3. Nguyên nhân thoát vị bẹn

  • Còn ống phúc tinh mạc;
  • Suy yếu cân cơ thành bụng vùng bẹn;
  • Tăng áp lực ổ bụng kéo dài;

4. Yếu tố thuận lợi

  • Tuổi già, người ít vận động, sinh đẻ nhiều lần.

5. Chẩn đoán thoát vị bẹn

Cơ năng:

  • Bệnh nhân xuất hiện khối sa vùng bẹn, đẩy lên dễ dàng khi chưa có biến chứng nghẹt;
  • Có thể kèm theo tức vùng bẹn khi khối sa xuống.

Thực thể:

  • Khám thấy khối sa vùng bẹn, khối có thể sa xuống bìu, đẩy lên được khi chưa nghẹt;
  • Lỗ bẹn nông có thể rộng, lọt ngón tay.

Cận lâm sàng:

Siêu âm: Nhìn thấy hình ảnh túi thoát vị và nội dung trong túi thoát vị.

6. Chẩn đoán thoát vị bẹn nghẹt

  • Bệnh nhân xuất hiện khối sa vùng bẹn đã lâu. Sau một hoạt động gắng sức, khối sa đau chói, không thể đẩy lên được.
  • Khám: thấy khối sa vùng bẹn, thăm khám bệnh nhân rất đau, không đẩy lên được. Có thể có hội chứng tắc ruột khi nội dung bao thoát vị là ruột, có thể có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng khi bệnh nhân đến muộn, nguy cơ hoại tử ruột.
  • Siêu âm: Thấy hình ảnh bao thoát vị và nội dung bao thoát vị;
  • Xquang: có thể có mức nước mức hơi khi có tắc ruột;
  • Xét nghiệm CTM: bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

7. Điều trị thoát vị bẹn

Chỉ định mổ có chuẩn bị khi không có biến chứng nghẹt. Nếu nghẹt thì phải mổ cấp cứu càng sớm càng tốt.

8. Các phương pháp mổ

  • Các phương pháp dùng mô tự thân:
  • Bassini (1884)
  • Shouldice (1935)
  • Mc Vey (1942)
  • Các phương pháp dùng mảnh ghép nhân tạo: Chia ra 2 nhóm mổ mở và mổ nội soi :
  • Mổ mở đặt mảnh ghép: Lichtenstein, Robbins, Rutkow;
  • Mổ nội soi đặt mảnh ghép: IPOM (Intraperitoneal Only Mesh); TAPP (TransAbdominal Pre-Peritoneal); TEP (Totally Extra Peritoneal).

9. Nguyên tắc phẫu thuật

  • Phục hồi giải phẫu tốt nhất có thể;
  • Không căng;
  • Không nhiễm trùng.

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Giao Thông Vận Tải đang triển khai thường quy tất cả các phương pháp phẫu thuật từ mổ mở đến mổ nội soi. Khoa đã tiến hành mổ cấp cứu thành công cho nhiều trường hợp bệnh nhân có chẩn đoán thoát vị bẹn nghẹt. Điển hình là ca bệnh nhân nam 65 tuổi với bệnh sử xuất hiện khối sa vùng bẹn phải đã lâu. Sáng ngày 15/8/2022, bệnh nhân đang dắt xe thì khối sa đau chói, không tự đẩy lên được. Đến Bệnh viện Giao Thông Vận Tải khám, được chẩn đoán: thoát vị bẹn phải nghẹt. Bệnh nhân đã được các bác sỹ khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Giao Thông Vận Tải mổ cấp cứu kịp thời, tránh khỏi nguy cơ hoại tử và phải chỉ định cắt ruột.

Hình ảnh ruột của bệnh nhân (nội dung bao thoát vị) khi chưa phong bế ủ ấm

Hình ảnh ruột của bệnh nhân sau 5 phút phong bế ủ ấm

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận